Sữa giả, thực phẩm bẩn bán tràn lan, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phạt

23/05/2025 20:48
Sữa giả, thực phẩm bẩn bán tràn lan, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phạt

Sữa giả, thực phẩm bẩn bán tràn lan, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phạt

0 An sinh | Thứ sáu, 23/5/2025 | 16:12 GMT+7

Trước thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng “len lỏi” vào từng gia đình khiến dư luận bức xúc, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, tăng nặng mức phạt xử phạt hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm.

Khi thực phẩm bẩn vẫn “dễ bề làm ăn" Nơm nớp với thực phẩm bẩn ‘phù phép’ thành sạch HTX chăn nuôi điêu đứng vì giá trứng gia cầm 'lao dốc'

Ngày 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.

Tại phiên thảo luận, ĐBQH (ĐB) Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu rằng, hàng ngày chúng ta đều nghe thông tin liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của người dân về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp, nhất là vụ liên quan đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên được đưa vào diện xử lý hình sự, cũng như biết bao vụ chưa kịp phát hiện và chưa được phát hiện.

Sữa giả, thực phẩm bẩn bán tràn lan, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phạt

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc phát biểu bày tỏ lo ngại sức khoẻ, tính mạng của người dân bị ảnh hưởng trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp.

“Sữa giả, thuốc giả, sản phẩm phục vụ nông nghiệp kém chất lượng, thậm chí là sản phẩm làm đẹp tác động trực tiếp và ảnh hưởng tới tính mạng của người dân. Trong khi đó có nhiều sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, người dân làm ăn đàng hoàng thì lại bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh không lành mạnh”, bà Phúc nói.

Bà Phúc đồng thời đặt câu hỏi: Tại sao hàng hoá giả, kém chất lượng vẫn tràn ngập như vậy? Sắp tới phải có chiến dịch giải quyết vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

“Bộ Y tế có trách nhiệm trong lưu thông sản phẩm hàng hoá là thuốc, thực phẩm chức năng, vậy đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa khi chính những người thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản lý lĩnh vực này lại là người trực tiếp vi phạm pháp luật. Chúng ta có kêu gọi đạo đức nghề nghiệp nữa không hay phải nâng cao xử lý vi phạm những hành vi này, bởi từ thai nhi cho đến người già đều phải sử dụng hàng hoá và thực phẩm”, bà Phúc nói.

Đặc biệt, sau hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sữa giả, thuốc giả… bị phát hiện trong thời gian qua, một số ĐBQH đã cho rằng đây không chỉ là vụ việc nghiêm trọng riêng lẻ, mà còn là chỉ dấu cho thấy một “mảng tối” trong công tác quản lý an toàn thực phẩm và đạo đức doanh nghiệp hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn thành phố Huế) bày tỏ lo ngại khi hàng giả, thực phẩm kém chất lượng “len lỏi” vào từng gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và gây tổn hại tới xã hội.

Theo bà, vụ việc bị phanh phui lần này cho thấy những lỗ hổng trong công tác hậu kiểm - một trong những trụ cột quản lý an toàn thực phẩm. “Chúng ta chưa làm tốt hậu kiểm. Đây là điều rất đáng tiếc, nhưng cũng là một sự cảnh tỉnh trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý chuyên ngành nói riêng”, bà Sửu nhấn mạnh.Đại biểu cho rằng cần khẩn trương rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt, phải kết hợp hài hòa giữa tiền kiểm và hậu kiểm, thay vì thiên lệch vào một khâu. “Không có giải pháp nào tốt hơn việc cải tiến công cụ pháp luật và quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong kiểm soát và quản lý an toàn thực phẩm”, bà Sửu kiến nghị.

Bà cũng đề xuất thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chéo giữa các khâu và tăng cường phối hợp liên ngành. Theo bà, không chỉ các cơ quan nhà nước mà cả doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường cũng phải chịu sự giám sát chặt chẽ.

Hồng Hương

Theo Nguồn vnbusiness.vn

Sữa giả, thực phẩm bẩn bán tràn lan, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức phạt - Tiêu Dùng